Các dự án Shophouse đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm

304
Các dự án Shophouse

Các giới đầu tư họ luôn cố gắng chạy đua với thị trường. Để có thể đưa ra các dự án phù hợp với xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người. Đối với những căn hộ, villa, resort, bungalow,… thì nó quá thịnh hành ở Việt Nam rồi. Để mà tìm kiếm một thứ gì đó mới lạ và độc đáo nhất. Thì Shophouse chính là sự lựa chọn hoàn toàn lý tưởng nhất dành cho các giới đầu tư bất động sản. Bởi đây là một trong những dự án mới ở Việt Nam, nó mang đến phong cách thiết kế Mỹ Latinh. Để tìm hiểu kỹ sâu hơn, hãy cùng chúng tôi khám phá các dự án Shophouse đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Giới thiệu tổng quan về Shophouse

Nếu bạn có dự định đầu tư shophouse. Nhưng chưa thực sự hiểu rõ shophouse là gì? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Đặc biệt, ngoài định nghĩa nhà phố thương mại là gì? Những ưu nhược điểm và kinh nghiệm đầu tư cũng sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.

Giới thiệu tổng quan về Shophouse 

Shophouse là một loại hình bất động sản nổi lên từ khoảng giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Trong thời gian này, một lượng lớn shophouse đã lần lượt được ra đời. Nó phân bố ở khu vực Mỹ Latinh, các đảo thuộc Caribbean, Trung Quốc,… Sau đó loại bất động sản này du nhập sang Việt Nam vào cuối triều Nguyễn tại Huế và Hội An. Mô hình bất động sản này ngày càng phát triển tại Việt Nam. Và được giới đầu tư gọi với cái tên chính thức là “shophouse”.

Nghĩa về tiếng Việt của shophouse được hiểu như thế nào?

Shophouse có thể dịch ra là nhà phố thương mại. Đây là một dạng mô hình nhà căn hộ có tích hợp cửa hàng thương mại. Ngay từ khi xuất hiện, shophouse đã tạo nên cơn sốt mới trong giới đầu tư bất động sản. Nhờ vào thiết kế đa năng, thông minh. Phục vụ được đa dạng mục đích sử dụng như ở, kinh doanh. Cho thuê mà shophouse đã và đang mọc lên trên khắp thế giới.

Một số mô hình shophouse nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như: dãy phố mua sắm Geylang, Sentosa tại Singapore, Penang, Malacca tại Malaysia,… Tại Việt Nam, hiện có các shophouse thuộc Vinhomes Times City Park Hill. Vinhomes Gardenia Mỹ Đình và Vinpearl Phú Quốc.

Đặc điểm nổi bật cơ bản của nhà shophouse là gì?

  • Về vị trí: Shophouse vì phục vụ cho cả mục đích kinh doanh nên địa điểm xây dựng shophouse thường là những nơi có nhu cầu mua sắm cao. Cụ thể ở nước ta shophouse thường tọa lạc tại trục chính của khu đô thị trẻ, lớn. Hoặc các thành phố lớn, các trung tâm thương mại,…
  • Về kiến trúc: Các shophouse đều có từ 2 tầng trở lên. Để đảm bảo mặt bằng tầng trệt phục vụ cho mục đích kinh doanh. Và các tầng bên trên phục vụ cho mục đích ở cũng như sinh hoạt của chủ nhà. Các tầng sẽ được thiết kế thông nhau. Tận dụng lợi thế một hoặc hai mặt tiền để khai thác tối đa ánh sáng tự nhiên.
  • Về giá cả và tính thanh khoản: Trên thực tế, với ưu thế về vị trí và sự đa năng của shophouse, giá bán loại sản phẩm này tương đối cao. Giá shophouse sẽ cao gấp rưỡi hoặc thậm chí gấp đôi một căn nhà thông thường.

Theo bạn, Shophouse có phải là Shoptel (Shop & Hometel) hay không?

Có rất nhiều người đã nhầm lẫn cho rằng Shop & Hometel và shophouse là một. Thực chất đây là hai dạng bất động sản có kiến trúc tương đồng còn tính chất của chúng lại khác xa nhau.

Shophouse có phải là Shoptel (Shop & Hometel) hay không?

Trong khi shophouse chỉ tận dụng tầng trệt. Nhằm mục đích sinh lời thì Shop & Hometel sẽ tận dụng 100% không gian của cả căn nhà để sinh lời. Theo đó Shop & Hometel sẽ thiết kế để tầng trệt kinh doanh. Và các tầng trên triển khai các mô hình dịch vụ lưu trú như hotel hay minitel. Vậy là rõ ràng nếu bạn muốn bản thân vừa ở và vừa kinh doanh thì nên chọn shophouse. Còn nếu bạn muốn khai thác tối đa lợi nhuận 24/7. Thì nên hướng đến đầu tư mô hình Shop & Hometel.

Các chuyên gia có nên đầu tư vào shophouse hay không?

Đối với riêng lĩnh vực bất động sản, bao giờ giới đầu tư cũng đau đầu hơn. Khi phải đưa ra nhận định về một mô hình nhà đất mới. Và quyết định xem có nên “xuống tiền” hay không. Và tất nhiên, ngay cả khi đã nắm được shophouse là gì? Thì việc có nên đầu tư vào mô hình này hay không vẫn là băn khoăn của không ít người. Chúng ta hãy cùng phân tích một số yếu tố có thể trả lời câu hỏi quan trọng này.

Tiềm năng khi sở hữu căn Shophouse

Nếu bạn là dân kinh doanh sẽ hiểu rất rõ tầm quan trọng cũng như giá trị của một bất động sản kinh doanh. Vậy thì shophouse có những điểm nào có thể trở thành một mô hình nhà đất “đáng đồng tiền bát gạo”?

Trong 3 năm trở lại đây, shophouse là hạng mục đầu tư được săn đón nhiều nhất trên thị trường bất động sản Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Với sức hút mạnh mẽ và tính thanh khoản hấp dẫn, nhiều dự án khi vừa mở bán các nhà đầu tư phải tham gia bốc thăm để giành quyền ưu tiên mua shophouse. Bởi văn hóa kinh doanh mặt tiền và tâm lý thích sở hữu đất đai của người Việt nên shophouse đang là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư ưu ái.

Song, tiềm năng phát triển của Nhà phố thương mại là nhu cầu hiện hữu. Đang ngày một gia tăng khi có tới 43.230 doanh nghiệp đăng ký mới. Tăng đến 3,7%, xu hướng khởi nghiệp startup đẩy mạnh nhu cầu về nguồn cung mặt bằng. Hai thái cực trên đang tạo ra nhiều cơ hội gia tăng giá trị cho nhà đầu tư hạng mục shophouse.

Xác định nơi đắc địa bậc nhất

Để đảm bảo lợi nhuận cho kinh doanh chắc chắn bạn sẽ muốn chọn địa điểm kinh doanh ở các trục đường chính hoặc khu vực đông dân cư. Như thế shophouse sẽ đáp ứng được cả hai tiêu chí trên, thậm chí còn tốt hơn thế. Shophouse luôn tọa lạc ở các thành phố lớn, các khu đô thị sầm uất, nơi có phân khúc khách hàng cao cấp và ổn định nhất. Đây chắc chắn là vị trí trong mơ, “giấc mơ” này lại càng “ngọt ngào”. Khi mà bạn không phải chi trả hàng nghìn đô mỗi tháng để thuê mặt bằng nữa!

Lựa chọn thiết kế thông minh cao cấp nhất

Lựa chọn thiết kế thông minh cao cấp nhất

Trên thực tế các nhà đầu tư bất động sản vẫn luôn bình chọn shophouse. Chính là một trong những mô hình nhà đất đa năng và thông minh nhất. Bạn không những có thể tận dụng nó với nhiều chức năng khác nhau như cho thuê văn phòng. Mở shop kinh doanh và ở mà thiết kế thông tầng còn giúp ngôi nhà thoáng khí và ngập tràn ánh sáng.

Yếu tố giao thông thuận lợi bậc nhất

Việc di chuyển là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với dân kinh doanh. Với shophouse, bạn chắc chắn không cần lo nghĩ về điều này. Vì shop của bạn sẽ luôn ở mặt đường thuộc khu đô thị sầm uất, nổi tiếng nhất. Đặc biệt một số mô hình shophouse còn bố trí cả bãi đỗ xe phía trước nữa.

Yếu tố thanh khoản cao

Đây chắc chắn là yếu tố vô cùng hấp dẫn với giới đầu tư. Bạn sẽ an tâm hơn khi đầu tư vào shophouse. Vì lý do bạn có thể khai thác mô hình nhà đất này cực kỳ dễ dàng. Từ việc dễ dàng bán lại, cho thuê cho đến tự kinh doanh,… Một trong những con số thú vị nhất từng được thống kê về shophouse do Vinhomes Corp thực hiện là mô hình này có thể khai thác tới 10% giá trị/năm.

Những cơ hội tăng giá trị căn nhà cao bậc nhất

Những cơ hội tăng giá trị căn nhà cao bậc nhất

Hẳn là bạn hiểu rõ cái gì càng giá trị và khan hiếm thì theo thời gian giá trị chúng lại càng tăng chứ? Shophouse có thể nói là thứ “vàng 999” trong lĩnh vực bất động sản khi chúng chỉ chiếm khoảng 2-5%/1 dự án. Vì lý do số lượng hạn chế không đủ cầu của thị trường mà giá trị căn shophouse bạn sở hữu sẽ luôn tăng.

Liệu Shophouse có nhược điểm hay không?

Thực tế thì mô hình bất động sản nào cũng có nhược điểm riêng. Shophouse cũng vậy. Có hai vấn đề cần cân nhắc nếu bạn chuẩn bị đầu tư vào mô hình này tại Việt Nam:

  • Thứ nhất là giá cả. Như đã nói ở trên, bản thân shophouse là một mô hình bất động sản cao cấp và thông minh. Tất cả các yếu tố là lợi thế bên trên chính là lý do để đẩy giá thành của một căn shophouse lên rất cao. Thậm chí các hạng mục bất động sản khác có diện tích lớn hơn hẳn như biệt thự hay nhà liền kề, căn hộ cao cấp chưa chắc đã có giá cao bằng shophouse.
  • Thứ hai là vấn đề quyền sử dụng đất. Khi bạn đã mua shophouse thì bạn vẫn sẽ được phía dự án hoặc công ty bất động sản trung gian cấp sổ đỏ (hay còn gọi là sổ hồng) để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Thế nhưng sổ này cũng như quyền sử dụng đất của bạn chỉ có hiệu lực trong vòng 50 năm. Đây sẽ là lý do khiến bạn phải cân nhắc để tránh trường hợp bản thân đầu tư. Nhưng thu về lợi nhuận không đáng kể do thời gian có hạn.

Sở dĩ chúng ta có đủ lý do để khẳng định shophouse là “con gà đẻ trứng vàng”. Cho giới đầu tư trong nước là vì nó vẫn còn tính mới lạ, hấp dẫn được người thuê, người tái đầu tư. Đặc biệt các dự án khu đô thị có ra mắt mô hình shophouse tại Việt Nam. Đều đang vận dụng rất tốt kinh nghiệm từ các dãy phố mua sắm nước ngoài như Singapore, Trung Quốc để hút khách. Các ý tưởng này kết hợp thêm mô hình casino. Trung tâm thương mại gần shophouse để tận dụng và mở rộng phân khúc khách hàng.

Các dự án shophouse nổi bật tại Việt Nam

Shophouse Vinpearl Phú Quốc: Đây là một trong những dự án shophouse nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay. Ngành du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang thịnh hành cùng với tên tuổi của chủ đầu tư Vingroup. Sẽ tăng sức hút hơn nữa cho các shophouse tại đây. Mức giá trung bình ở đây dao động trong khoảng 10 – 20 tỷ VND.

Các dự án shophouse nổi bật tại Việt Nam

Shophouse The Manor Central Park: Đây là dự án shophouse ở ngay trái tim của thủ đô Hà Nội. Bám vào trục đường huyết mạch Nguyễn Xiển, ngay kề công viên Chu Văn An. Có thể nói đây là dự án tiềm năng cực kỳ lớn.

Shophouse Tuần Châu Marina Hạ Long – Quảng Ninh: Nếu bạn muốn chuyên sâu hơn đến lĩnh vực du lịch thì đây là dự án không thể thích hợp hơn dành cho bạn. Đặc biệt tại đây bạn có thể thảo luận với chủ dự án về vấn đề sở hữu vĩnh viễn.

Trên đây là những kiến thức nhà đầu tư cần tìm hiểu khi có ý định đầu tư vào shophouse. Bbao gồm shophouse là gì? Các ưu nhược điểm cũng như tiềm năng phát triển của mô hình bất động sản này tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng những thông tin này hữu ích, giúp người mua tự tin hơn khi lựa chọn dự án shophouse cũng như tận dụng khả năng sinh lời tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Mô hình dự án Villa tại Việt Nam

Nguồn: batdongsan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *