Đề án quy hoạch hóa mở rộng quy mô cảng hàng không quốc tế Nội Bài

248
Đề án quy hoạch hóa mở rộng quy mô cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Hàng không đang được đẩy mạnh đầu tư và phát triển tại Việt Nam. Lợi ích của hàng không mang lại là rất lớn đối với kinh tế và du lịch của đất nước. Không chỉ giúp hành khách di chuyển dễ dàng giữa các tỉnh thành phố trong nước mà còn rút ngắn thời gian di chuyển giữa các nước. Bên cạnh đó việc vận chuyển hàng hóa giúp phát triển kinh tế cũng là một ưu điểm lớn mà lĩnh vực hàng không tạo ra. Nhận thấy được tiện ích của hàng không mang lại mà các sân bay ở nước ta được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ở Hà Nội là một trong những sân bay lớn nhất nước ta đang có nhiều dự án cải thiện và mở rộng quy mô lớn hơn.

Tầm nhìn của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong tương lai

Ngày 15/8, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho hay đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về việc điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn đến năm 2030. Định hướng cho đến năm 2050. Theo đó, cảng hàng không quốc tế Nội Bài được quy hoạch là sân bay dùng chung dân dụng – quân sự. Đạt cấp 4F theo quy định của ICAO. Có thể khai thác các loại tàu bay lớn nhất như B777-X, B747-8, B777-300ER và A380. Đến năm 2030, sân bay Nội Bài có thể đạt công suất 63 triệu khách/năm và 2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tầm nhìn của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong tương lai

Nhiều khuyến nghị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra đối với đơn vị tiến hành điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có công văn số 1613/BKHĐT – KCHTĐT gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến đối với hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021 – 2030.

Theo đó, liên quan đến dự báo nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, để đảm bảo sự chính xác của kết quả dự báo. Đề nghị cập nhật số liệu về vận tải hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến hết năm 2019 hoặc năm 2020 (nếu có).

Phương án quy hoạch được đề ra

Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá, Tư vấn ADP (Cộng hòa Pháp) chủ yếu dựa vào kết quả dự báo đã có sẵn của Cục Hàng không Việt Nam để đưa ra kết quả dự bảo. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Tư vấn thực hiện dự báo độc lập về sản lượng hành khách và hàng hóa. Thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Trong đó làm rõ phương pháp dự báo, công thức dự báo. Tránh tình trạng dự báo nhu cầu như nhiều dự án BOT thời gian qua. Về phương án quy hoạch, Bộ Kế hoạch và đầu tư nhấn mạnh, quy hoạch điều chỉnh phải đảm bảo tầm nhìn. Khắc phục sự chắp vá của kiểu làm quy hoạch Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài từ trước đến nay.

Về quy hoạch sử dụng đất, đơn vị tư vấn đề xuất bám sát quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt khoảng 2.230 ha. Theo quy hoạch thủ đô Hà Nội, đảm bảo đủ quỹ đất cho quốc phòng. Về phương án quy hoạch cho tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, báo cáo quy hoạch đưa ra các phương án quy hoạch với giả định lưu lượng hành khách và hàng hóa. Thông qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vào năm 2050 lần lượt là 100 triệu hành khách. Với 5 triệu tấn hàng hóa. Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị cần làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định được mức lưu lượng hành khách và hàng hóa như nêu ở trên.

Tình hình hiện tại của sân bay Nội Bài

Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện có 2 đường cất hạ cánh. Kích thước 3.800mx45m và 3.200mx45m. Nhưng chỉ đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn của ICAO. Đối với nội dung nay, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT làm rõ nếu quy hoạch xây dựng thêm đường cất hạ cánh số 3 ở phía Nam. Với kích thước 3.300mx45m thì có đạt được mục tiêu quy hoạch đạt cấp 4F hay không.

Tình hình hiện tại của sân bay Nội Bài

Sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Nội Bài hàng năm tăng trung bình trên 10%. Năm 2018, sân bay đã đón gần 26 triệu lượt khách. Năm 2019 đón khoảng 29 triệu lượt. Trong khi công suất thiết kế nhà ga hiện tại chỉ là 25 triệu khách mỗi năm. Với 2 đường băng 1A, 1B. Nhà ga T1 đón khách nội địa với công suất 15 triệu. Nhà ga T2 đón khách quốc tế với công suất 10 triệu.

Quy hoạch sân bay được Nhà nước quan tâm, chú trọng

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Nhằm cụ thể hóa quy hoạch ngành quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Quy hoạch. Hiện nay, Quy hoạch phát triển GTVT hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018. Qua đây mới xác định mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn đến năm 2020. Định hướng đến năm 2030, chưa có tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đang lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030. Với tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương; chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vì vậy, để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ GTVT cân nhắc kĩ. Đồng thời tiến hành phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2050 sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không. Sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sức chứa “khổng lồ” của sân bay Nội Bài sau quy hoạch

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng khuyến nghị Bộ GTVT rà soát hồ sơ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030. Tầm nhìn đến năm 2050. Đảm bảo tính kết nối, đồng bộ, kế thừa với các quy hoạch có liên quan. Như quy hoạch phát triển đô thị, mạng lưới giao thông của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đúng như yêu cầu tại Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ ra rõ các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập. Đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sức chứa "khổng lồ" của sân bay Nội Bài sau quy hoạch

Theo nghiên cứu của Tư vấn điều chỉnh quy hoạch, hiện nhà ga hành khách (cả quốc tế và nội địa) của Nội Bài đều trong tình trạng vượt công suất thiết kế. Nhà ga hàng hóa hiện đã bị quá tải. Không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Căn cứ trên chỉ tiêu quy hoạch sân bay cấp 4F, khai thác các loại tàu bay lớn nhất hiện nay. Như B777-X, B747-8, B777-300ER và A380. Quy mô đến năm 2030 đạt 63 triệu hk/năm và 2 triệu tấn hàng hoá/năm. Đến năm 2050 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đạt 100 triệu hk/năm và 5 triệu tấn hàng hoá/năm. Tư vấn đã đưa ra cấu hình khai thác cụ thể cho từng giai đoạn.

Quy mô của sân bay Nội Bài trong tương lai

Dự báo đến năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ thông 47,2 triệu hành khách. Chứa 1,2 tấn hàng hóa. Con số này vào năm 2030 là 63,1 triệu hành khách. Và 2 triệu tấn hàng hóa. Theo đó, đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 3 đường cất hạ cánh. Trong đó giữ nguyên 2 đường CHC hiện hữu phía Bắc. Xây dựng mới 1 đường CHC phía Nam cách đường CHC 1B hiện hữu 2.200m. Hệ thống đường lăn, sân đỗ được xây dựng đồng bộ với đường CHC và nhà ga. Giai đoạn này, Cảng hàng không quốc tế sẽ có 3 nhà ga hành khách. Trong đó mở rộng T2 + T1 đạt công suất 30 – 40 triệu khách/năm. Và xây dựng mới T3 phía Nam công suất 30 triệu khách/năm.

Giai đoạn đến năm 2050, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 4 đường CHC. Trong đó xây dựng mới 1 đường CHC phía Bắc và 1 đường CHC phía Nam. Tạo thành cặp đường CHC. Đường CHC 1B được sử dụng làm đường lăn trên sân đỗ. Hệ thống đường lăn, sân đỗ được xây dựng đồng bộ với đường CHC và nhà ga.

Thời điểm này, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ có 4 nhà ga hành khách. Trong đó phá bỏ nhà ga T1 để xây dựng mới T4 công suất 25 triệu hk/năm và xây dựng mới nhà ga T5 phía Nam công suất 25 triệu hk/năm khi có nhu cầu.

Nguồn: cafeland.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *