Giá cổ phiếu đi lên trước chi tiêu khổng lồ của Chính quyền Mỹ

272
thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Mỹ là lựa chọn hàng đầu khi các nhà đầu tư tìm hiểu và quyết định đầu tư. Bởi vì đây là thị trường có mức vốn đầu tư thuộc hàng lớn nhất đồng thời có sức ảnh hướng lên tất cả những thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Đó chính là lý do khiến chứng khoán Mỹ luôn thu hút rất nhiều nhà đầu tư và nhiều công ty mong muốn được niêm yết cổ phiếu trên những sàn giao dịch NASDAQ hay NYSE. Đây là 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ.

Mới đây nước Mỹ lại tiếp tục ghi dấu ấn lịch sử mới. Nhất là trong bối cảnh đồng loạt các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh vượt mức dự báo. Sức mạnh Mỹ vượt lên ghi dấu kỷ lục mới. Chính những gói chi tiêu khổng lồ này của chính quyền nước Mỹ sẽ là động lực giúp thúc đẩy giá cổ phiếu đi lên. Nếu bạn là một nhà đầu tư, đừng bỏ lỡ những thông tin thị trường dưới đây.

Các loại tài sản được giao dịch

Tính đến nay thị trường chứng khoán Mỹ có hơn 10,000 mã chứng khoán. Đây là nơi quy tụ những cổ phiếu của công ty lớn có sức tăng trưởng mạnh như: Apple, Facebook, Tesla…. Vì vậy khi nói đến chứng khoán là chúng ta hiểu chung là một thị trường. Còn khi nói cổ phiếu tức là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của 1 công ty cổ phần.

chứng khoán mỹ

Các nhà đầu tư cần phân biệt được rằng: thị trường chứng khoán sẽ có 3 loại tài sản được giao dịch đó là:

  1. Cổ phiếu
  2. Trái phiếu
  3. Chỉ số chứng khoán

Ghi nhận kỷ lục mới

Chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 của Mỹ trong phiên giao dịch vừa kết thúc rạng sáng 27/4 (giờ Việt Nam). Ghi nhận kỷ lục mới với mức tăng 0,2% lên đỉnh cao lịch sử: 4.187,62 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,9% cũng lên mức cao kỷ lục mới là 14.138,78 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 0,2%. Nhưng vẫn quanh vùng cao lịch sử, gần 34 nghìn điểm.

Giới đầu tư tiếp tục lạc quan về nền kinh tế số 1 thế giới; và khả năng hồi phục sau dịch của nước Mỹ. Theo kế hoạch, khoảng 1/3 thành viên của chỉ số S&P 500. Dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh trong ba tháng kết thúc vào ngày 31/3. Trong đó có một số công ty công nghệ lớn bao gồm: Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet,…

Những con số vượt dự báo

Cho đến thời điểm này, hầu hết doanh nghiệp tại Mỹ đều công bố những con số vượt dự báo của giới quan sát thị trường. Khoảng 84% ghi nhận thu nhập trên mỗi cổ tức (EPS) khả quan một cách bất ngờ. Và 77% vượt ước tính doanh thu. Nếu duy trì được tỷ lệ này thì đây sẽ là quý mà các công ty thuộc S&P 500 có mức EPS cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Kể từ khi FactSet bắt đầu theo dõi số liệu này vào năm 2008.

số liệu

Kết quả kinh doanh mạnh mẽ trong quý I/2021 đã được nhà đầu tư đón nhận với sự hứng khởi. Giới đầu tư cũng tin tưởng về chính sách nới lỏng kinh tế của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Theo kế hoạch, Fed sẽ tổ chức cuộc họp về chính sách tiền tệ trong hai ngày 27-28/4. Số liệu tăng trưởng trong quý I/2021 của nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ được công bố vào thứ Năm (29/4).

Nguy cơ tiềm ẩn, giá cả leo thang

Mặc dù chứng khoán tăng mạnh; nhờ kết quả kinh doanh tốt đến từ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Nhưng nhiều dự báo cho thấy xu hướng này có thể không kéo dài. Bởi  vì những nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó có sự leo thang của giá cả hàng hóa trên khắp thế giới. Trong một dự báo gần đây, Goldman Sachs cho rằng các đầu tàu kinh tế sắp giảm tốc. Nhiều nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không kéo dài được sức mạnh phục hồi. Và giai đoạn hiện nay có thể chính là thời điểm tuyệt vời nhất sau đại dịch.

Trên CNN, Goldman Sachs cho rằng, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu giảm tốc từ quý 3 năm nay. Theo ngân hàng này, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ đạt 10,5% trong quý này. Đây sẽ là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1978. Nếu không tính mức tăng 33,1% đạt được trong quý III/2020. Thời điểm các hoạt động kinh tế Mỹ bùng nổ sau thời gian tê liệt vì phong toả. Sau đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ “chậm lại một chút” trong quý III. Và “liên tục giảm tốc trong vài quý sau đó”.

Ảnh hưởng bởi các đầu tàu kinh tế khác

ảnh hưởng dịch bệnh

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ và thế giới nói chung cũng bị ảnh hưởng bởi các đầu tàu kinh tế khác. Với nền kinh tế lớn thứ thứ hai thế giới là Trung Quốc, các con số thống kê gần đây cho thấy đà hồi phục có dấu hiệu yếu dần. Sự suy giảm phục hồi của các đầu tàu kinh tế khác có thể còn do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Ấn Độ hiện đang đối mặt với một thảm họa quốc gia khi mà số ca nhiễm liên tục lập kỷ lục mới. Chính phủ Ấn Độ và Nhật phải triển khai các biện pháp phong toả mới.

Số liệu mới nhất cho thấy, tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Ấn Độ đã vượt quá con số 17 triệu. Sau khi nước này ghi nhận hơn 350 nghìn ca trong một ngày. New Deli đang phải tập trung nỗ lực tối đa để ngăn cuộc khủng hoảng Covid-19 trở thành thảm kịch quốc gia.

Quyết định phong tỏa Karnataka

Trong một động thái mới nhất Ấn Độ đã quyết định phong tỏa Karnataka với 12 triệu dân trong 14 ngày. Sau khi bang này ghi nhận hơn 20.000 ca mắc trong ngày 25/4. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lo ngại phong tỏa sẽ nhấn chìm nền kinh tế. Và kêu gọi chính quyền các bang xem “phong toả là biện pháp cuối cùng”. Tuy nhiên, ở vào tình cảnh hiện nay, phong tỏa được xem là lựa chọn bắt buộc. Trong bối cảnh các bệnh viện quá tải vì lượng bệnh nhân Covid quá lớn.

cổ phiếu

Gần đây, cổ phiếu ngành tiêu dùng tại Mỹ và nhiều nước có dấu hiệu sụt giảm. Nhất là trong bối cảnh giá hàng hóa tăng cao làm dấy lên lo ngại về lạm phát. Hàng loạt các mặt hàng từ sắt thép, xăng dầu, thực phẩm… đều vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm. Dữ liệu của Bank of America cho thấy số lượng đề cập “lạm phát” trong trong mùa báo cáo tài chính này đã tăng gấp 3 lần so với năm ngoái. Mức cao nhất kể từ năm 2004 khi ngân hàng bắt đầu theo dõi.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *