Trái phiếu xanh – Công cụ tài chính hiệu quả cho sự tăng trưởng bền vững

637
Trái phiếu xanh

Trái phiếu xanh là một trong những công cụ tài chính xanh vô cùng phổ biến trên thế giới hiện nay. Tại một số quốc gia, trái phiếu xanh đã được  phát hành và thu hút nhiều nhà đầu tư. Nó được xem là công cụ dùng để huy động vốn từ các doanh nghiệp và là giải pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh, giảm thiểu các vấn đề về môi trường cho toàn cầu nói chung và tại các quốc gia nói riêng. Việt Nam cũng tham gia vào xu hướng phát triển ấy thông qua việc đẩy mạnh phát hành loại trái phiếu xanh này. Qua đó, sử dụng công cụ tài chính này một cách hiệu quả để huy động nguồn tài trợ cho việc phát triển bền vững, thúc đẩy năng lượng xanh tăng trưởng trong tương lai.

Xu hướng phát hành trái phiếu xanh

Trên thế giới, trái phiếu xanh đang được coi là phương tiện hữu hiệu huy động vốn. Nguồn vốn này đến từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội. Việc phát hành trái phiếu xanh đang là xu hướng toàn cầu. Nó có sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế lớn. Ví dụ như: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… Đây còn được xem là một kênh huy động vốn quan trọng. Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng bền vững.

Trái phiếu xanh là công cụ huy động vốn hiệu quả

Tại Việt Nam, nhu cầu vốn cho phát triển các dự án xanh rất lớn. Đặc biệt là dự án năng lượng tái tạo. Để đáp ứng nhu cầu này, việc đẩy mạnh các sản phẩm tài chính xanh là tất yếu. Trong đó có trái phiếu xanh được ưu tiên hàng đầu. Ngày 12/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức tài chính quốc tế (IFC). Qua đó tổ chức hội nghị hướng dẫn phát hành loại trái phiếu này. Theo đó, tất cả các dự án hướng tới mục tiêu “xanh” như: năng lượng, quản lý chất thải, ô nhiễm…, thậm chí kể cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, du lịch… đều có thể phát hành trái phiếu xanh.

Lưu ý về việc gọi vốn và phát hành trái phiếu xanh

Để gọi vốn thành công từ trái phiếu xanh, doanh nghiệp cần hiểu rõ hướng dẫn về cách thức phát hành. Đồng thời hiểu rõ cách quản lý dòng tiền, nguồn vốn cho các dự án xanh. Đặc biệt là việc công bố thông tin về môi trường, xã hội của doanh nghiệp một cách minh bạch. Ngoài ra, phát hành trái phiếu xanh, lãi suất phải trả thấp hơn. Bên cạnh đó, không nhất thiết phải thế chấp bất động sản để vay vốn như ngân hàng. Đây là những lợi thế của trái phiếu xanh mà nhiều doanh nghiệp mong muốn.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội hay trái phiếu bền vững là những khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Việc phát hành trái phiếu xanh cũng tương tự như phát hành trái phiếu thông thường. Doanh nghiệp cần tôn trọng các chuẩn mực và quy trình phát hành. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là số tiền huy động được từ trái phiếu, doanh nghiệp phải dùng một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này để dành cho các dự án đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế, khí hậu và phát triển bền vững.

Vốn huy động từ trái phiếu xanh góp vào các dự án phát triển kinh tế xanh bền vững

Theo báo cáo gần đây của Tổ chức tài chính quốc tế IFC, giá trị phát hành trái phiếu xanh năm 2019 ở các thị trường đang phát triển đạt 52 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước. Đặc biệt, công cụ tài chính xanh này ngày càng trở nên thu hút. Nó hấp dẫn các nhà đầu tư, tổ chức, các quỹ hưu trí, công ty quản lý tài sản…

Phát triển thị trường tăng trưởng xanh

Trước đây, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Tài chính thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.

Vốn và các sản phẩm tài chính xanh

Quyết định trên đề cập đến việc xây dựng, hoàn thiện khung chính sách tài chính. Mục tiêu nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Trong đó bao gồm: Thiết lập khung tài chính xanh cho các hoạt động trên thị trường vốn. Chẳng hạn như: ban hành các quy định, điều kiện khi niêm yết cổ phiếu (niêm yết xanh), báo cáo (trong báo cáo bền vững) và giám sát (theo các tiêu chí tài chính xanh).

Ngoài ra đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh. Kế hoạch này được thực hiện thông qua thị trường vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn thông qua các dự án và sản phẩm xanh, niêm yết. Đồng thời phát hành trái phiếu xanh cho các dự án, chương trình và lĩnh vực xanh…

Trái phiếu xanh

Thực hiện Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách về phát triển thị trường trái phiếu xanh. Theo thông tin từ Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), hiện Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan. Thông qua đó lên kế hoạch phát hành loại trái phiếu trên trong năm 2021.

Phát hành trái phiếu xanh

Về phía các doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã phối hợp với các nhà tài trợ. Đồng thời làm việc với một số doanh nghiệp. Mục đích là để xem xét khả năng phát hành loại trái phiếu này trong thời gian tới. Đồng thời, tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế. Từ đó hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tư vấn, phát hành trái phiếu xanh.

Giá trị trái phiếu xanh đối với việc tăng trưởng bền vững

Theo các chuyên gia, trái phiếu xanh cũng là một công cụ nợ để huy động vốn. Nó tương tự như các loại trái phiếu khác. Tuy nhiên có điểm khác biệt về số tiền thu về từ việc phát hành. Theo đó, số tiền này phải được dùng để thực hiện cho các dự án xanh. Đây sẽ là kênh hút vốn quan trọng. Nhất là đối với các nhà đầu tư quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững. Điều này càng đặc biệt hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lũ lụt… diễn biến phức tạp gần đây. Nó giúp tạo điều kiện thu hút nguồn vốn lớn từ xã hội. Từ đó thực hiện tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Nguồn: tapchitaichinh.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *