Ứng dụng “giật đơn hàng” ảo Pchome sập, hàng loạt ứng dụng khác ra đời

449
pchome online

App PChome hoạt động từ tháng 12/2020 và là ứng dụng đặt đơn ảo trên sàn thương mại điện tử để nhận hoa hồng. Ứng dụng này từ khi ra mắt thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Hiện PChome đang cạnh tranh chủ yếu với Shopee, một cổng thông tin thương mại điện tử với hơn 4 triệu người bán và hơn 180 triệu sản phẩm và đảm bảo khách hàng nhận được đơn đặt hàng chỉ trong vòng 24 giờ.

Cũng tương tự như những app đặt đơn ảo khác như: richn, golden han, funsharing,… chỉ sau 6 tháng hoạt động PChome không ngừng đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn để nhà đầu tư nạp tiền. Sau đó sẽ scam ôm tiền bỏ chạy. Theo thông tin mới nhất, ứng dụng Pchome sập khiến những nhà đầu tư điêu đứng. Tuy nhiên khi chưa kịp định thần thì các nhà đầu tư lại liên tục nhận được những lời chào mời khác từ các ứng dụng online chưa rõ nguồn gốc.

Tự nhận là doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất

Pchome

Hàng loạt những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ muốn tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc. Không chỉ là những doanh nghiệp khổng lồ như: Facebook, Google và Twitter. PChome Online tự nhận mình là doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất tại Đài Loan. Đạt doanh thu hơn 1,1 tỷ đô la vào năm ngoái. Tuy nhiên trang web này tại Trung Quốc đã bị khóa và không thể tiếp cận với lượng người dùng internet lớn nhất thế giới.

Theo báo cáo tài chính mới nhất, PCHome Online đã báo cáo khoản lỗ 1,76 tỷ Đài tệ (tương đương 56,8 triệu đô la) trong quý IV năm ngoái. Cao hơn khoản lỗ 388 triệu Đài tệ trong cùng quý năm 2017. Chi phí hoạt động lớn nhất là chi phí bán hàng: 5,35 tỷ Đài tệ.

Nguy cơ sập bẫy, mất tiền

Hàng nghìn người đang phải đối mặt với nguy cơ mất tiền. Vì đã trót tham gia vào ứng dụng “giật đơn hàng” ảo Pchome. Bởi cách đây vài ngày, ứng dụng này đã khóa tài khoản của người tham gia. Và hiện nay ứng dụng đã sập hẳn, không còn truy cập được. Đây không phải là ứng dụng kiếm tiền online có dấu hiệu lừa đảo duy nhất. Trước đó, nhiều ứng dụng (app) kiếm tiền, trả lãi suất cao. Nhưng sau khi huy động được một số tiền lớn của người tham gia thì đã đánh sập app và ôm tiền đi mất. Dù truyền thông liên tục cảnh báo. Thậm chí không ít người nhận thấy được sự rủi ro, biết rõ là các ứng dụng có dấu hiệu lừa đảo. Nhưng vẫn cố tình tham gia.

Hàng loạt ứng dụng khác chào mời

“Sau khi app bị sập, chúng tôi thành lập Hội kiện cáo để đưa ra pháp luật. Tuy nhiên có những đối tượng vào gạ gẫm người chơi, đã mất tiền ở bên này rồi đừng kiện cáo làm gì. Hãy chuyển sang app này chơi và kiếm lại tiền. Hiện rất nhiều người vẫn cứ đâm đầu vào để gỡ” – người tham gia ứng dụng Pchome chia sẻ.

ứng dụng

“Đã có những người vào tiền tiếp và lại quay đơn hàng. Lại kiếm tiền kiểu như thế, nhưng họ không biết.” – một người tham gia ứng dụng Pchome khác cho biết.

Lao vào để gỡ, nhưng nếu muốn gỡ nhanh hơn, nhiều hơn thì phải mời chào, lôi kéo được người tham gia mới để hưởng hoa hồng. Vòng quay “may rủi” mới lại được tiếp tục. Trong vòng quay ấy, cho dù bạn có nhanh chóng rút được chân ra. Vẫn có người thân, bạn bè ở lại và bị mất tiền.

“Mình cũng mất tiền. Đây là bài học. Mình làm mọi người tin quá. Mình cũng xin lỗi gia đình mình, bạn bè mình. Xin lỗi những người đến sau”, người tham gia ứng dụng Pchome khác bày tỏ.

Tiền chẳng thể nào lấy lại

Lời xin lỗi được nói ra, nhưng tiền chẳng thể lấy lại. Theo luật sư, các ứng dụng kiếm tiền online hiện nay mọc ra như nấm. Dù tên gọi khác nhau, nhưng dấu hiệu lừa đảo không khác nhau là mấy. Vẫn là trả lãi suất cao, trả môi giới hoa hồng cao và đều là các ứng dụng không rõ nguồn gốc, không biết ai là chủ. Vì vậy, nếu những người tham gia vẫn không tỉnh táo, vẫn có tư tưởng “liều ăn nhiều” thì sẽ mãi là nạn nhân cho các ứng dụng lừa đảo.

lừa đảo

“Dù bị mất ở app này rồi, biết rồi nhưng khi thấy app mới ra sẵn sàng lao vào ngay để hy vọng vòng quay nó nhanh hơn. Mình gỡ lại được, lôi kéo được người khác vào. Đây nó gọi là “ăn thịt lẫn nhau”. Hết vòng này đến vòng khác. Thực ra nó vẫn chỉ là một app, thay tên đổi họ thôi, dán một tên khác, về cơ bản là không thay đổi.” – Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, cho hay.

Dấu hiệu lừa đảo rất thấp

Theo luật sư, cơ hội lấy lại được tiền của người tham gia đối với các ứng dụng có dấu hiệu lừa đảo là rất thấp. Bởi việc giao dịch diễn ra trên mạng, khi ứng dụng bị đánh sập. Mọi dữ liệu đều bị xóa, khó xác định được dòng tiền chạy về đâu và người chủ cuối cùng là ai.

Nếu như ai đó vẫn hy vọng vào việc sẽ gỡ lại được tiền từ các ứng dụng không rõ nguồn gốc mới. Rất có thể sẽ vẫn trở thành nạn nhân, bị mất tiền “kép” đến lần thứ 2 và lần thứ 3. Và chỉ là miếng “mồi” ngon cho những đối tượng lừa đảo.

Nguồn: Vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *